PL70 hỗ trợ khả năng zoom quang 5x và ống kính có góc rộng 28mm. Máy cũng được tích hợp cổng kết nối HDMI để xem hình ảnh chất lượng cao HD ghi được từ máy. PL70 có màn hình 3 inch và dày 23,9mm, cảm biến ảnh 12 MP.
" alt=""/>Samsung ra mắt 3 máy ảnh mớiNhiều giáo viên, trợ giảng phải đến trường sớm để dùng lò sưởi của lớp và ở lại muộn để sạc thiết bị vì chi phí năng lượng tăng quá cao.
Kết quả khảo sát như "đổ thêm dầu vào lửa" bởi NEU dự tính kêu gọi giáo viên toàn nước Anh tiếp tục kéo dài thêm 5 ngày đình công vào mùa hè này, thậm chí sang cả mùa thu, trong nỗ lực yêu cầu chính phủ tăng lương cho giáo viên trường công.
Hơn 1/10 giáo viên trẻ cũng cho biết họ dự kiến rời khỏi ngành sau 2 năm nữa. Khối lượng công việc quá tải, sự thiếu tin tưởng từ chính phủ cũng như mức lương là những lý do chính khiến họ bỏ nghề.
“Thiện chí cần thiết để duy trì công việc không còn khả thi nữa, tôi cảm thấy như mình đang liên tục sống bên bờ vực của sự suy sụp nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Tiền lương của tôi đã hết không lâu sau khi nhận và hoàn toàn không đủ chi trả cho chi phí sinh hoạt”, một giáo viên trải lòng trong cuộc khảo sát.
Mary Bousted, Tổng thư ký của NEU, cho biết: “Có một thực tế phũ phàng đối với các nhân viên giáo dục hiện nay là rất nhiều người phải tìm công việc thứ hai để tồn tại. Không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều người sẽ rời bỏ nghề hoặc có ý định làm như vậy trong tương lai rất gần. Bi kịch tiếp tục xảy ra và đây là sự lãng phí tài năng ngành sư phạm.
“Tôi thường xuyên sử dụng ngân hàng thực phẩm vì lương của tôi không đủ trang trải các khoản chi tiêu, bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện và gas. Thật xấu hổ khi tôi là một giáo viên, được cho là một công việc được trả lương cao đáng kính, nhưng không đủ tiền để sống”, một thành viên NEU chia sẻ.
Mặt khác, nhiều trường cũng báo cáo những vấn đề nghiêm trọng trong việc tuyển dụng, với một số vị trí không thể lấp đầy hoặc cần phải được quảng cáo nhiều lần. Điều này dẫn đến việc các vị trí trống trong thời gian dài và các lớp học được dạy bởi những người không có chuyên môn.
“Hàng nghìn giáo viên có kinh nghiệm hoặc mới được tuyển dụng đang ồ ạt rời khỏi ngành, trong khi có quá ít giáo viên mới thay thế họ. Chúng ta đang trả cái giá đắt cho việc giáo dục con cái”, bà Bridget Phillipson, người đứng đầu phe đối lập phản đối chính sách giáo dục, nói.
Ngày 3/4/2023 vừa qua, các thành viên NEU đã bỏ phiếu với 98% không chấp nhận đề nghị của chính phủ hỗ trợ giáo viên 1.000 bảng Anh và tăng lương 4,3% từ tháng 9. NEU lên kế hoạch thêm 2 ngày Thứ Năm (27/4/2023) và Thứ Ba (2/5/2023) cho đợt đình công mùa xuân này.
Tử Huy
Trường hợp tử vong là nam thanh niên vào viện ở ngày thứ 6 của bệnh. Khi được chuyển vào khoa Cấp cứu, bệnh nhân đã có dấu hiệu suy hô hấp, xuất huyết trong cơ, thoát dịch, rối loạn chuyển máu nặng, suy đa tạng. Dù đã đặt ống nội khí quản, thở máy nhưng bệnh nhân tiên lượng nguy kịch, chuyển viện khác và tử vong sau đó.
Hiện khoa đang điều trị 2 ca sốt xuất huyết có địa chỉ ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải lọc máu, thở máy, trong đó một ca có tiên lượng dè dặt.
Đó là nữ bệnh nhân 42 tuổi, được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào ngày thứ 6 khởi phát bệnh. Chị mắc tiểu đường, tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà trước đó.
Khi được đưa vào viện, người phụ nữ bị ngừng tuần hoàn, rối loạn đông máu nặng, suy gan, suy thận, suy hô hấp. Bác sĩ phải chỉ định đặt ống, thở máy, lọc máu, sử dụng thuốc vận mạch để nâng huyết áp, truyền các chế phẩm máu và sử dụng dung dịch cao phân tử do bị thoát dịch nhiều. Tuy nhiên, bệnh nhân giảm tiểu cầu, xuất huyết tiêu hoá, kèm xuất huyết trong cơ, vô niệu hoàn toàn, tiên lượng tử vong rất cao.
Trường hợp thứ 2 là nữ bệnh nhân 38 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội, vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở ngày thứ 4. Bệnh nhân có triệu chứng sốt cao, đau đầu, tự điều trị tại nhà hai ngày bệnh không giảm.
Vào khoa Cấp cứu, chị khó thở, thiếu máu, phổi tổn thương, tiểu cầu giảm, rối loạn đông máu nặng, suy thận. Bệnh nhân không đáp ứng tốt với liệu pháp thở oxy nên bác sĩ chỉ định cho chị thở máy, lọc máu liên tục. So với ca bệnh 42 tuổi, nữ bệnh nhân này tiên lượng tốt hơn.
Bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng không phụ thuộc vào các yếu tố tuổi tác, tiền sử bệnh tật. Bệnh viện 103 gần đây tiếp nhận và điều trị cho nam thanh niên 19 tuổi sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa tạng, tràn dịch đa màng, tổng thời gian điều trị hết 24 ngày, trong đó có 14 ngày thở máy.
Hà Nội đang cùng lúc lưu hành nhiều bệnh dịch có triệu chứng ban đầu khá giống nhau gồm Covid-19, sốt xuất huyết, cúm. Ba bệnh này đều có triệu chứng sốt, ho, đau mỏi người. Các bác sĩ khuyên người dân không nên chủ quan. Giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết thường từ ngày thứ 4 trở đi, do đó bệnh nhân cần cẩn trọng, không phải cứ hết sốt là hết bệnh, hết nguy hiểm.
Một vấn đề khác là việc truyền dịch và uống thuốc hạ sốt khi mắc sốt xuất huyết. Trong đó, lựa chọn tốt nhất để điều trị các triệu chứng đau đầu, hạ sốt là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, tức là người 40kg uống 1 viên 500mg/lần còn người trên 70kg uống 2 viên/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ, tổng liều không vượt quá 60 mg/kg/24h.
Không được sử dụng aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng.
Về vấn đề bù dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết, các bác sĩ lưu ý việc bù đủ lượng dịch cơ thể rất cần nhưng bằng dịch nào (nhóm bù nước và điện giải hay nhóm cung cấp chất dinh dưỡng), theo cách ra sao cho đúng và an toàn cần ý kiến bác sĩ.
Những ngày đầu việc truyền dịch là không cần thiết, nếu bệnh nhân còn ăn uống được thì nên bù dịch bằng đường ăn uống tự nhiên. Bệnh nhân có thể uống oresol, nước hoa quả, nước lọc. Không phải cứ có chẩn đoán sốt xuất huyết là phải truyền dịch mà phải đúng chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt không nên tự truyền dịch tại nhà.
Lúc truyền dịch phải kiểm soát các bệnh lý khác của người bệnh như tim mạch, huyết áp, hô hấp,... Từ ngày thứ 6 của bệnh (giai đoạn tái hấp thu và hồi phục) nếu truyền nhiều dịch sẽ gây nhiều biến chứng như suy tim, phù phổi cấp…